BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH ĐO HUYẾT ÁP CHÍNH XÁC?
Nguyên lý khi đo huyết áp
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Mức huyết áp không phải là một giá trị cố định, nó dao động liên tục tùy thuộc vào ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau.
Dù thực hiện đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp thủy ngân hay máy đo huyết áp điện tử, tất cả đều hoạt động dựa trên nguyên lý chung. Đó là bơm căng một băng tay bằng cao su để làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần và ghi lại những phản ứng của động mạch.
Kết quả đo huyết áp sẽ cho ra 2 chỉ số vô cùng quan trọng đó là:
Huyết áp tâm thu: là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp. Con số này thường được quan tâm hơn, vì nó thể hiện khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan.
Huyết áp tâm trương: là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Chỉ số này thường ít được chú ý đến bởi nó chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch.
Chuẩn bị gì trước khi đo huyết áp.
Để có kết quả đo huyết áp chính xác, trước khi đo bạn nên chú ý những điều sau:
- Không ăn uống, hút thuốc và tập thể dục 30 phút trước khi đo
- Nên lựa chọn đo huyết áp ở nơi yên tĩnh và thư giãn
- Không đo huyết áp khi đang căng thẳng bởi căng thẳng làm tăng huyết áp
- Không được nói chuyện và thực hiện các chuyển động đột ngột trong quá trình đo
- Khoảng thời gian giữa các lần đo ít nhất phải là 15 giây. (Khoảng thời gian khuyến nghị là 1 phút).
- Trong thời gian tạm dừng giữa các lần đo, nên nới lỏng vòng bít.
- Khi đo huyết áp ở tư thế ngồi, nên sử dụng ghế tựa để có thể thẳng lưng một cách thoải mái nhất. Bởi bất kỳ hình thức vận động nào cũng làm tăng huyết áp ngay lập tức.
- Nên đo huyết áp vào một thời điểm cố định trong ngày và lưu lại các kết quả huyết áp để theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng huyết áp của bản thân.
Cách đo huyết áp đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế
1. Các dụng cụ đo huyết áp
Dụng cụ đo huyết áp gồm có máy đo huyết áp (hay còn gọi là huyết áp kế) và ống nghe tim phổi. Hiện nay trên thị trường có 3 loại máy đo huyết áp khác nhau bao gồm:
- Máy đo huyết áp thủy ngân: Cho chỉ số huyết áp chính xác nhưng cồng kềnh. Theo phân Hội Tăng huyết áp (THA) Việt Nam/Hội Tim mạch Việt Nam, máy huyết áp thủy ngân không được khuyến cáo khi thực hiện đo huyết áp tại nhà.
- Máy đo huyết áp cơ: Tiện sử dụng, tuy nhiên chỉ số có thể không chính xác do còn phụ thuộc vào kỹ thuật đo và khả năng nghe của người sử dụng.
- Máy đo huyết áp điện tử: Cho kết quả đo chính xác và gọn nhẹ.
2. Các tư thế đo huyết áp
Vị trí đo huyết áp thường là ở cánh tay 2 bên, đo ở vị trí trên nếp gấp khuỷu tay 3cm, đoạn có động mạch cánh tay chạy qua. Trong những trường hợp không thể thực hiện đo huyết áp ở cánh tay, chúng ta có thể thực hiện đo huyết áp ở cổ chân.
Có 4 tư thế đo huyết áp như sau:
-
Tư thế ngồi: Là tư thế thường xuyên được sử trong thăm khám điều trị và tự đo tại nhà. Nên ngồi thoải mái trên ghế tựa có lưng và đặt cánh tay ngang với vị trí của tim để có kết quả đo chính xác nhất.
-
Tư thế đứng: Có thể là tư thế đứng thẳng hoặc tư thế đứng nghiêng trong nghiệm pháp bàn nghiêng. Tư thế này được ứng dụng trong việc kiểm tra huyết áp để xác định chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng
-
Tư thế nằm ngửa: Là tư thế sử dụng nhiều cho các bệnh nhân có sức khỏe yếu, gặp khó khăn trong việc vận động, đứng ngồi.
-
Tư thế nằm ngửa bắt chéo chân: Tư thế này được đo theo chỉ định của bác sĩ để lấy chỉ số cho những chẩn đoán cần thiết.
3. Cách đo huyết áp cho kết quả chính xác chuẩn phòng khám
Đo huyết áp có thể được thực hiện cả khi nghỉ ngơi và trong khi tập thể dục hoặc căng thẳng cũng như trong khoảng thời gian giữa các loại hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, để có kết quả đo chính xác; bạn nên đo huyết áp khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
Các bước thực hiện đo huyết áp như sau:
-
Kiểm tra thiết bị: Luôn chắc chắn rằng thiết bị của bạn đang hoạt động tốt, pin đủ. Nếu bạn đang sử dụng một máy đo huyết áp cơ có ống nghe, cần đảm bảo bao hơi và ống nghe không có vấn đề, sạch sẽ.
-
Băng quấn tay hợp kích cỡ: Băng quấn nhỏ có thể sẽ làm tăng 2 – 10 mmHg.
-
Giữ cơ thể cố định: Hãy dành vài phút để thư giãn trước khi đo huyết áp.
-
Chú ý công đoạn đặt dải quấn của máy đo: Làm theo đúng hướng dẫn sử dụng của loại máy bạn đang dùng về vị trí đặt, mức độ đóng chặt của dải quấn. Quấn dải quấn vào áo thay vì tay trần sẽ làm chỉ số huyết áp tăng từ 5 đến 50 mmHg.
-
Tư thế tay: Cánh tay của bạn phải có vật phẳng làm chỗ tựa, cánh tay không có chỗ tựa làm tăng 10 mmHg. Nên đặt cánh tay ngang trái tim vì nếu cánh tay ở vị trí cao hơn so với tim thì chỉ số huyết áp có thể thấp. Nếu cánh tay được định vị dưới mức của tim, chỉ số áp suất máu của có thể cao. Mép dưới của băng quấn nên ở ngay trên nếp gấp khuỷu tay của bạn.
-
Ngồi đúng tư thế: Lưng thẳng tựa vào ghế, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất và hai chân không bắt chéo nhau là tư thế đo huyết áp đúng. Ngồi bắt chéo chân khi đo có thể làm chỉ số huyết áp tăng từ 2 đến 8 mmHg.
-
Vận hành máy theo sự hướng dẫn sử dụng của máy.
-
Ở lần đo đầu tiên cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, cánh tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ được dùng để theo dõi huyết áp về sau.
-
Ghi lại chỉ số sau mỗi lần đo để theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường.
Đọc hiểu chỉ số huyết áp
Dựa vào chỉ số huyết áp có được sau khi đo huyết áp đúng quy trình, phân độ huyết áp được chia thành các cấp như sau:
-
Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 – 84 mmHg.
-
Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.
-
Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
-
Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.
-
Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
-
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Đo huyết áp tại nhà là biện pháp đơn giản và tiết kiệm nhất giúp phát hiện cao huyết áp sớm.
Máy đo huyết áp B.Well Swiss Việt Nam - thiết bị theo dõi huyết áp chuẩn phòng khám tại nhà.
Xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ năm 2020; hiện máy đo huyết áp B.Well đã trở thành thương hiệu được sử dụng rộng rãi tại các phòng khám và hộ gia đình bởi tính chuẩn xác cùng khả năng đáp ứng và giải quyết các nhu cầu của người sử dụng như: tự động đo 3 lần liên tục, thông báo kết quả bằng giọng nói tiếng Việt, cảnh báo tăng huyết áp bằng đèn nền màn hình, lưu kết quả đo trong thời gian dài cho nhiều người, gọn nhẹ dễ dàng mang theo bên mình,...