TĂNG HUYẾT ÁP - KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG

Bệnh tăng huyết áp thường được ví như kẻ giết người thầm lặng bởi những dấu hiệu không rõ ràng. Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế gần 60% người bị cao huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị. Đây chính là lý do các bác sĩ khuyến cáo nên kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp có độ chính xác cao để phát hiện kịp thời nguy cơ mắc bệnh về huyết áp.
 

Tăng huyết áp là gì?

"Một người được xác định bị tăng huyết áp (cao huyết áp) khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Tăng huyết áp được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm và ít có các biểu hiện lâm sàng.” 
 

thumbnail 2 BS
Tăng huyết áp được ví như kẻ giết người thầm lặng


Ngưỡng chẩn đoán bệnh cao huyết áp có thể dao động nhẹ tùy theo từng cách đo. Tuy nhiên, dựa vào trị số huyết áp có được sau khi đo huyết áp đúng quy trình được thực hiện bởi cán bộ y tế, phân độ huyết áp được chia thành các cấp như sau:
 

  • Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg. 
  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 – 84 mmHg. 
  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.

  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.

  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.

  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg. 
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.
 

Trong trường hợp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân cấp độ căn cứ theo mức dao động của huyết áp tâm thu.

 

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, theo đó có thể chia thành hai loại:
 

  • Tăng huyết áp nguyên phát (không rõ nguyên nhân).
  • Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân gây bệnh trực tiếp cụ thể).
 

Trong đó, khoảng 90 - 95% là tăng huyết áp nguyên phát, còn lại là tăng huyết áp thứ phát - xuất phát từ các bệnh lý về tim mạch, thận hoặc các bệnh lý về nội tiết tố,...

 

Các triệu chứng thường gặp khi mắc cao huyết áp

Cao huyết áp có các triệu chứng khá mờ nhạt và thường không có biểu hiện cụ thể nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và hậu quả nặng nề. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp những dấu hiệu thoáng qua như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,... và nặng hơn có thể là đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng.
 
tang huyet ap
Tăng huyết áp không đơn giản như bạn nghĩ

Cách nhận biết bản thân có bị tăng huyết áp hay không

Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn trong cơ thể mỗi người song việc phát hiện và chẩn đoán tăng huyết áp lại không hề khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Để biết mình có bị cao huyết áp hay không, bạn có thể lựa chọn một trong hai biện pháp:
 

  • Thăm khám định kỳ tại các bệnh viện/ trung tâm y tế.
  • Hoặc tự theo dõi huyết áp ngay tại nhà với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế phù hợp như máy đo huyết áp, nhằm phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.


Tại Việt Nam, các khuyến cáo của Phân Hội Tăng huyết áp (THA) Việt Nam/Hội Tim mạch Việt Nam trước đây thường chỉ nhấn mạnh kỹ thuật đo huyết áp tại phòng khám (OBP) là chính. Phương pháp đo huyết áp tại nhà và đo lưu động 24 giờ chỉ được đưa vào khuyến cáo như một phương pháp hỗ trợ và nghiên cứu.
 

Tuy nhiên với tình hình hiện nay, Phân Hội THA Việt Nam đã soạn thảo và cập nhật khuyến cáo Tăng huyết áp 2021 mà theo đó, biện pháp đo huyết áp tại nhà được khuyến cáo để theo dõi THA và cũng là cơ sở để phân loại chẩn đoán các thể Tăng huyết áp (THA) đặc biệt như: THA áo choàng trắng, THA ẩn giấu, THA kháng trị,…
 

Theo Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2021 do Phân hội THA Việt Nam cung cấp trong Hội nghị Tăng huyết áp toàn quốc lần thứ IV năm 2021 tại Cần Thơ; khi thực hiện đo huyết áp tại nhà người bệnh cần lưu ý 4 điểm chính: 
 

  • Theo dõi huyết áp (HA) tại nhà có thể sử dụng máy đo huyết áp cơ học với kỹ thuật nghe thông dụng.

  • Máy đo huyết áp thủy ngân không được khuyến cáo.

  • Máy đo huyết áp tự động và bán tự động sử dụng băng quấn cánh tay (băng quấn phủ 80-100% cánh tay) được khuyến cáo để theo dõi HATN.

  • Thiết bị đo Huyết áp cần phải được chuẩn hóa mỗi 6-12 tháng để duy trì độ chính xác.
 
kiem tra huyet ap de phong tranh tang huyet ap
Đo huyết áp tại nhà vừa đơn giản lại có độ chính xác cao nhờ tích hợp công nghệ thông minh trong các sản phẩm máy đo huyết áp của B.Well Swiss Việt Nam

Chuyên gia nói gì khi lựa chọn máy đo huyết áp tại nhà?

Đo huyết áp tại nhà là biện pháp đơn giản và tiết kiệm nhất giúp phát hiện cao huyết áp sớm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy đo huyết áp đến từ nhiều thương hiệu với các tính năng khác nhau cùng nhiều mức giá. Để lựa chọn được dòng máy đo huyết áp tại nhà phù hợp, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí: chính xác, tin cậy cao và giá thành tương ứng điều kiện kinh tế cá nhân. 
 

Cũng theo GS.TS.BS Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hội Tăng huyết áp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế; một trong những sai sót thường gặp khi đo huyết áp tại nhà là người đo không đảm bảo khâu chuẩn bị và không đo đúng cách. 
 

Theo khuyến cáo của Hội Tăng huyết áp (THA) Châu Âu, để chẩn đoán THA lần đầu phải đo tối thiểu 2 lần vào 2 thời điểm khác nhau trong 3 ngày hoặc tốt nhất trong 7 ngày liên tiếp. Sau đó, loại bỏ chỉ số huyết áp ngày đầu tiên rồi lấy giá trị trung bình các lần đo.
 

Đối với các trường hợp theo dõi huyết áp điều trị, bệnh nhân cần thực hiện đo huyết áp 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút và lấy giá trị trung bình. Để giảm áp lực trong quá trình thực hiện & tính toán chỉ số huyết áp, những dòng máy có tính năng tự đo liên tục 3 lần như máy đo huyết áp B.Well và cho ra kết quả cuối cùng đạt chuẩn phòng khám là một trong những lựa chọn hợp lý.
 

may do huyet ap bwell kiem soat tang huyet ap
Máy đo huyết áp  B.Well có độ chính xác cao, nhỏ gọn và tiện lợi đáp ứng được những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn máy đo huyết áp tại nhà

Đối với người cao tuổi có thị lực và thính lực kém, những máy trang bị sẵn những tính năng hỗ trợ việc nhận biết kết quả một cách dễ dàng như: chữ số trên màn hình to, hiển thị đèn báo hiệu khi huyết áp cao quá mức bình thường… hay thông báo kết quả bằng giọng nói hoặc chuyển kết quả qua bluetooth cho thầy thuốc gia đình xử lý là những lựa chọn tối ưu và được tin tưởng lựa chọn.

B.Well Swiss Việt Nam thương hiệu máy đo huyết áp chuẩn Châu Âu hàng đầu Thuỵ Sĩ đang có mặt tại khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Sản phẩm hiện đang được Freeship toàn quốc.
 

Tìm hiểu và lựa chọn dòng máy đo huyết áp phù hợp với nhu cầu của bạn tại đây:
https://bwell-swiss.vn/may-do-huyet-ap/

Theo dõi B.Well Facebook để cập nhật thông tin mới nhất từ hãng:
www.facebook.com/bwellvn

Hotline: 09 2323 5454 | Zalo Official: http://zalo.me/3755938661822217830